Quan niệm về mặt về tay chân

28/08/2023general

Khi còn nhỏ, trẻ con thường được hỏi là “con thương ba mẹ con để ở đâu?" và họ chỉ cho chúng rằng tình thương đó phải để trên đầu. Đầu là nơi cao quý và quan trọng nhất. Tình thương mẫu tử, đất nước và tất cả những điều cao đẹp nhất đều được đặt ở đầu.

Cũng nói riêng là anh chồng mình chắc không phải là điển hình của người Nhật nên không thể gom đũa nguyên mớ được. Nhưng anh không xem trọng đặt nhẹ việc vệ sinh giữa đầu, chân và tay. Việc này làm mình không hề thích ứng được tí nào. Tiêu biểu như việc mỗi lần đi ăn, mình thường đưa khăn giấy ướt đã xé bao ngoài cho anh lau mặt. (Mình, và cá chắc là mọi người cũng vậy, sẽ dùng khăn ướt đó lau mặt trước, sau đó thì mới lau tay.) Nhưng anh thì cứ dùng khăn để lau tay trước, sau đó cuối cùng mới lau mặt. Và cả việc đi tắm, khăn tắm dùng để lau đầu và người thì anh lại dùng để lau chân và lòng bàn chân trước sau đó mới tới lau mình và lau đầu … một sự ngược đời táo bạo khiến mình phát bực rồi đặt ra tùm lum nội quy gia đình xung quanh việc sử dụng khăn làm anh chấp nhận trong khó chịu.

Không chỉ dừng lại ở đó, anh rất xem trọng việc lau tay. Khăn dùng để lau tay thì anh không muốn mình dùng nó vào các công việc cộng hưởng khác liên quan đến nấu nướng chẳng hạn như không được dùng ké nó để lau nồi cơm điện trước khi bỏ vào nồi nấu. Và khăn lau chân thì lại bỏ vào máy giặt chung với khăn tắm vào áo quần …. Điều mà từ nhỏ đến bây giờ mình không hề có khái niệm đó là một lý thuyết hợp lí và vệ sinh.