Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật Bản
Phương pháp giao tiếp để gây ấn tượng tốt khi xin việc ở công ty Nhật Bản
Khi ứng tuyển tại các công ty Nhật Bản, để đạt được một ấn tượng tốt nhất, các bạn hãy lưu ý những điểm như sau:
Tổng quan:
Do là công ty đặt ở Việt Nam nên hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản không mấy đòi hỏi ở ứng viên những phong cách như người bản địa. Tuy nói rằng không cần phải biết chi tiết những manner của Nhật Bản nhưng manner là thứ truyền tải đến đối phương tâm ý của mình và mang lại ấn tượng tốt. Mặt khác, ở Việt Nam việc không biết đến manner của Nhật Bản là chuyện bình thường, ngược lại dù chỉ là một ít kiến thức, nếu chúng ta mang lại cho đối phương ấn tượng mình là một người có biết về đất nước Nhật Bản, có chịu tìm hiểu thì sẽ tạo ra những cơ hội tốt trong quá trình tuyển dụng.
Vì vậy, biết vẫn hơn không. Nhất là trong những trường hợp không đậu phỏng vấn thì bình thường, người mình chỉ gặp mỗi một lần khi phỏng vấn sẽ không chia sẻ cho chúng ta biết là ấn tượng của họ về mình không tốt ở điểm nào. Vậy nên, việc nắm rõ trước những điều ở Nhật Bản được cho là “điều hiển nhiên” thì bạn sẽ có thể một lợi thế khi tranh đấu ứng tuyển.
Giao tiếp qua mail hay điện thoại:
Nhà tuyển dụng không phải là bạn bè. Họ là những người tạo ra thời gian trong lúc bận rộn để sắp xếp cho bạn một cuộc phỏng vấn. Vậy nên, việc sử dụng những câu văn quá ngắn và cách dùng từ hay dùng với bạn bè đối với người chưa từng gặp lần nào là điều hết sức tối kị. Chúng ta hãy đặt sự tôn trọng vào từng câu chữ để đối phương cảm nhận được sự lễ độ đó.
Cách viết CV
Hạn chế để quá nhiều khoảng trống trong CV của bạn: Trường hợp có sử dụng format riêng thì hãy cố gắng giảm bớt những phần trống. Có nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng nhận thấy qua CV của bạn sự thiếu nhiệt tình trong việc PR bản thân, thông qua một vài dòng sơ sài của bạn. Nói tóm lại họ thấy rằng bạn không mấy hứng thú trong việc ứng tuyển tìm việc.
Chú ý đến câu chữ chính tả: Một bộ phận người tuyển dụng có suy nghĩ rằng, việc một CV có nhiều chỗ sai chính tả chứng tỏ rằng bạn không đủ chú ý đến việc kiểm tra lại CV sau khi viết, không đủ năng lực về ngôn từ, và nguy hiểm hơn, họ sẽ nghĩ rằng bạn không hề đặt nặng cho việc ứng tuyển đó.
Không cần quá công phu, cầu kì, hãy dán hình formal của bạn vào CV: Trừ trường hợp nên PR bản thân theo phong cách và cá tính thì những tấm hình dán CV được chụp bằng điện thoại khi đi đâu đó chơi là một điểm trừ khá nặng đấy. Ít nhất, ở Nhật Bản thì đó không gọi là chuyện bình thường. Tùy vào tổng thể của CV và người tuyển dụng thì việc cảm nhận và đánh giá CV với những bức ảnh như vậy sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vest hoặc những trang phục lịch sự và được chụp chuyên nghiệp từ khoảng đầu đến vai ở hầu hết các trườn hợp đều gây được ấn tượng tốt. Và đương nhiên, những bức ảnh với kính đen che mắt và đầu đội mũ không thấy được đầu là những trường hợp không bàn đến.
Khi phỏng vấn:
Hãy đến sớm trước 5 hoặc 10 phút : Chuyện đi trễ là không thể chấp nhận được. Ở công ty chúng tôi, với bất kì lí do nào đi nữa, việc đi trễ sẽ bị đánh rớt. (Trừ những trường hợp gặp tai nạn, cha mẹ có bệnh nặng và những chuyện đại sự nghiêm trọng). Không phải vì phải đợi mà đánh rớt các bạn. Người không giữ đúng thời gian đã định trong những sự kiện quan trọng như phỏng vấn tuyển dụng là người không giữ được lời hứa. Và chúng tôi suy nghĩ rằng, những không thể phó thác công việc cho những người như vậy.
Hãy in sẵn một bản CV và mang theo đến dự phỏng vấn: Trường hợp dẫu bạn có gửi dữ liệu CV đến công ty tuyển dụng rồi, nhưng hãy cứ in ra một bản rồi mang theo. Có nhiều lí do có thể nói nhưng nói cho dễ hiểu “Đó là tập quán của công ty Nhật Bản”. Cũng có trường hợp, phía công ty không in CV của bạn ra, và dù có in đi nữa, thì nếu bạn cầm trên tay bản CV của chính mình thì cũng có thể tự tin PR cho bản thân đúng không.
Hãy tìm hiểu về công ty bạn đang muốn ứng tuyển: Trước khi đi phỏng vấn, ở mức độ nhất định, bạn hãy thử tìm hiểu xem công ty đó là công ty như thế nào. Việc bạn tự tìm hiểu về công ty cũng chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng độ quyết tâm của bạn đến đâu. Hơn thế, nếu bạn cứ nằng nặc muốn ứng tuyển vào công ty này nhưng bạn lại không biết một chút thông tin gì về công ty thì thật là không hợp lí. Trường hợp là doanh nghiệp có đầu tư từ nước ngoài và ví dụ công ty đó mới thành lập nên chưa có thông tin gì có thể khai thác trên Website, thì việc “định tìm hiểu” cũng rất quan trọng. Trường hợp không tìm thấy thông tin của công ty đó thì mình hãy cứ thành thật nói rằng “tôi đã tìm hiểu nhưng không có”.
Phần kiến thức
Ở Nhật Bản thường thì người ứng tuyển sẽ đợi quyết định đậu phỏng vấn vào các công ty đã tham gia phỏng vấn rồi so sánh và lựa chọn nơi làm việc tốt nhất cho mình. Nên trường hợp bạn đã có một định hướng rạch ròi về công ty và lĩnh vực mình sẽ chọn thì hãy nói thẳng trong buổi phỏng vấn nhé. Không có vấn đề gì nếu bạn nói thẳng với nhà tuyển dụng rằng “tôi đang còn do dự với một công khác” nếu đó là sự thật. Nhiều trường hợp các công ty có giới hạn thời gian trả lời của bạn, những cũng có công ty sẽ không chịu tốn thời gian để đợi bạn. Mỗi công ty mỗi khác, nhưng ở Nhật Bản thì việc “so sánh” là chuyện bình thường.
Ở Nhật Bản, ít có trường hợp bạn có thể nhận được kết quả ngay sau khi kết thúc phỏng vấn: Điều này cũng tùy vào công ty có khác, nhưng hầu hết thì công ty không thông báo kết quả phỏng vấn ngay và thường sẽ hẹn bạn vào hôm sau. Cũng có nhiều lí do, trong đó có thể dễ hình dung nhất là công ty cũng muốn so sánh bạn với những ứng cử viên khác, hay người tham gia phỏng vấn với bạn không có quyền quyết định kết quả đậu rớt, hay dù có quyền quyết định nhưng vẫn cần thời gian để suy nghĩ và đánh giá. Và cũng có những trường hợp khó để báo với bạn liền rằng bạn đã trượt phỏng vấn.! Ngoài ra, trường hợp có nhờ sự can thiệp của công ty giới thiệu nhân sự thì còn liên quan đến việc trả phí giới thiệu nữa, nên có những lúc cũng không thể thông báo kết quả cho bạn ngay lúc đó được.
Ở Nhật Bản, mọi người bắt đầu làm việc khi đã tốt nghiệp xong. Khi bạn chưa chính thức tốt nghiệp thì thường bạn không được nhận vào công ty với hình thức là nhân viên chính thức. Sau khi có công ty quyết định gửi offer letter cho bạn, thì việc bạn phải làm đó là đợi tới lúc tốt nghiệp xong. Đối tượng của những quyết định tuyển dụng ít nhất cũng là các bạn sinh viên khoảng năm 3 (hệ đại học 4 năm). Trường hợp các bạn muốn làm việc sớm hay phía công ty có nhu cầu để các bạn làm việc liền thì thường sẽ nhận các bạn vào làm với hình thức là internship thay vì nhân viên chính thức.
Discussion
New Comments
No comments yet. Be the first one!